Concept:
Bạn muốn mua một cổ phiếu giá 100 nhưng vốn tự có (equity) chỉ có 50, bạn vay thêm 50. Vậy là bạn đang mua bằng cách vay ký quỹ (buy on margin). Người cho bạn vay, công ty chứng khoán, sẽ nhận chính cổ phiếu đó làm tài sản thế chấp (collateral). Mọi biến động giá của cổ phiếu sẽ tính vào equity của bạn, khoản vay 50 không đổi.
Bất kỳ người cho vay (lender) nào cũng có một tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm nhất định (loan-to-value ratio).
Nếu lender là ngân hàng, dễ thấy họ thường chấp nhận LTV ratio từ 70% trở xuống.
Trong khi đó, công ty chứng khoán sẽ đòi initial margin, bản chất là tỷ lệ loan-to-value ban đầu. Như ví dụ trên, tỷ lệ này là 50/100 = 50%. (50 là khoản vay).
Nhưng người cho bạn vay sẽ ko ngồi nhìn giá giảm từ 100 xuống 50, tức đợi loss ăn hết vốn của bạn mới ra tay bán tài sản thế chấp.
Bởi khi giá giảm từ 100 còn 51, loan-to-value ratio = 50/51 =98%. Không ai cho vay 98% của tài sản cả.
Vậy nên lender luôn có một minimum loan-to-value ratio, quá ngưỡng giới hạn đó là gọi bạn để nạp thêm cash vào. Minimum loan-to-value ratio gọi là maintenance margin.
Cách tính toán:
Khi giá từ ban đầu rớt chạm margin call price thì tức là đụng đến maintenance margin.
Ban đầu Equity/P = margin (initial)
Vậy khi giá giảm:
(Equity -x)/(P-x) = margin (maintenance)
Tử số là equity sau loss, mẫu số là giá trị cổ phiếu mới.
Từ đó tính ra x: mức giảm của giá ($)
Ví dụ:
Bạn mua cổ phiếu giá 50, initial margin 40%, equity = 20, maintenance 25%.
Ta có (20-x)/(50-x) = 25%-->x = 10--> margin call price = 50 – 10 = 40
Đó là trường hợp buy on margin. Vậy còn nếu bán khống (short) dùng margin thì sao ? Khi bán khống, giá xuống thì lời, giá lên thì lỗ. Giá tăng bao nhiêu thì equity giảm bấy nhiêu.
Chỉnh lại cách tính cho short:
(Equity -x)/(P+x) = maintenance margin
x: mức tăng của giá, $
Ví dụ:
Bạn short cổ phiếu giá 50, initial margin 40%, equity = 20, maintenance 25%.
(20-x)/(50+x) = 25% -->x = 6.
Giá tăng lên 50+6 = 56 thì bạn sẽ nhận được margin call từ broker để nạp tiền.
Có một chi tiết thú vị: cùng mức giá khởi điểm và các margin giống nhau, nhưng nếu bạn mua, giá giảm 10 mới bị margin call trong khi nếu bán khống thì giá tăng 6 là margin call rồi.
Đó là lý do tại sao short thường gặp nhiều rủi ro hơn long (mua).
==========================================================================
Ngày 13/04 CFA Together tổ chức workshop chia sẻ mọi khó khăn & giải pháp khi học CFA. Kèm theo là buổi học thử. Đăng ký tham gia (HCM)
Lớp CFA khai giảng tháng 5: chi tiết
Comments